Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Lưu ý cho bạn điều trị sau khi niềng răng thẩm mỹ

Bạn muốn niềng răng thẩm mỹ để lấy lại vẻ đẹp rạng ngời cho hàm răng của mình? Bạn đã tìm hiểu về các giải pháp điều trị cũng như quá trình sau điều trị chưa? Chìa khóa giúp bạn nhanh chóng thành công chính là kiên trì sau khi cảm thấy hàm răng đã như ý để tiếp tục điều trị. Bởi lẽ vai trò sau điều trị quan trọng không kém gì trong điều trị. Bài viết sau sẽ đưa ra các lưu ý cho bạn đã thực hiện niềng răng thẩm mỹ.
Đeo niềng răng duy trì như thế nào hiệu quả
Cách đeo niềng răng duy trì như thế nào hiệu quả
Nhiều người bệnh muốn quá trình điều trị niềng răng thẩm mỹ kết thúc nhanh chóng. Hãy chuẩn bị tâm lý tiếp tục đeo hàm sau điều trị từ 3 cho đến 4 tháng bạn nhé. Cố định vị trí của răng, xương hàm là điều khá khó khăn. Bạn cần tối thiểu ba tháng để hàm chắc lại. Bạn cũng nên thực hiện đeo hàm duy trì một cách nghiêm túc. Nha sĩ sẽ đưa ra các khoảng thời gian khác nhau bạn cần tuân thủ. Phần lớn người bệnh cần mang hàm đủ 24 tiếng mỗi ngày ngay sau điều trị. Tùy theo mức độ thích ứng của răng và hàm, nha sĩ giảm thời gian đeo hàm duy trì một cách từ từ xuống khoảng 20 tiếng. Cứ như vậy cho tới khi họ chắc chắn về việc răng đã chắc và không di chuyển về vị trí sai lệch như cũ nữa, bạn được tháo hàm duy trì và điều trị kết thúc.

Có nên đeo hàm tháo lắp để duy trì sau niềng răng thẩm mỹ không

Với những người có công việc quan trọng, thường xuyên tiếp xúc với đối tác, sau khi điều trị thành công, họ đã có hàm răng ưng ý rồi. Tuy nhiên, nha sĩ lại tư vấn tiếp tục mang hàm. Lúc này, thay vì chọn hàm cố định, hàm tháo lắp được họ yêu thích hơn. Họ sẽ dễ dàng tháo niềng răng ở các buổi gặp quan trọng để tự tin với hàm răng hoàn hảo của mình. Quá trình tháo lắp cần tuân theo những chỉ định rõ ràng và kĩ lưỡng của bác sĩ nha khoa thẩm mỹ. Bởi lẽ chắc hẳn bạn không muốn tự tay làm hỏng khí cụ chỉnh nha của mình. Đúng quy trình và thật nhẹ nhàng là hai nguyên tắc cơ bản cho người dùng hàm tháo lắp.

Vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận

ạn  nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng như đang điều trị niềng răng thẩm mỹ
Bạn  nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng như đang điều trị niềng răng thẩm mỹ. Vì hàm duy trì cũng có vai trò, chức năng như khí cụ chỉnh nha. Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và vệ sinh hàm tháo lắp nên được thực hiện cẩn thận. Đặc biệt, người bệnh cần chuẩn bị hộp bảo quản khí cụ duy trì tháo lắp để tránh bị hư hỏng, rơi vỡ. Khi phát hiện khí cụ có dấu hiệu bất thường, hãy hỏi ý kiến của nha sĩ để được tư vấn bạn nhé.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Vì sao bạn nên niềng răng Invisalign

Niềng răng hô là biện pháp chỉnh nha hiệu quả với người có hàm răng hô hàm trên, hàm dưới hay cả hai hàm. Có khá nhiều biện pháp cho bạn lựa chọn khi muốn chỉnh sửa các tật về răng, trong đó niềng răng Invisalign là biện pháp được các nha sĩ khuyến khích sử dụng ngày càng nhiều hiện nay. Bởi lẽ những hiệu quả mà nó đem lại đã được chứng minh cụ thể qua từng ca bệnh. Bài viết sau đây sẽ lý giải vì sao bạn nên sử dụng niềng răng Invisalign.

So sánh niềng răng Invisalign với Clear Aligner

So sánh niềng răng Invisalign với Clear Aligner

Niềng răng Invisalign và Clear Aligner đều là hai biện pháp niềng răng trong suốt nhưng Invisalign lại có mức giá cao hơn hẳn. Đâu là sự khác biệt giữa hai biện pháp này? Chính là kĩ thuật viên điều trị cũng như công nghệ mà chúng sử dụng. Với Clear Aligner, nha sĩ sẽ lấy mẫu hàm của bạn, từ đó kĩ thuật viên trong nước tiến hành phác họa trực tiếp trên mẫu hàm sao chụp bằng sáp về vị trí di chuyển của răng, từ đó tạo ra các khay nhựa trong suốt một cách thủ công và chủ quan. Ngược lại, với Invisalign, máy tính sẽ tham gia vào quá trình điều trị, phần mềm Clin Check phác họa vị trí trước và sau của răng. Dĩ nhiên không phải lúc nào máy tính cũng tốt hơn sự phán đoán của con người. Nhưng đây chính là cơ sở để các nha sĩ tham khảo cũng như đưa ra quyết định. Cũng như phần mềm này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài bởi các kĩ thuật viên chuyên gia. Về thời gian tác động, Invisalign tạo lực kéo tốt và chính xác hơn so với Clear Aligner nhưng khay Clear Aligner lại mỏng và nhẹ, tính thẩm mỹ cao gần như không có sự khác biệt khi đeo khay. Vì thế, nha sĩ thường kết hợp sử dụng khay Clear Aligner sau khi đã chỉnh nha bằng Invisalign.

Niềng răng Invisalign hết bao nhiêu tiền

Niềng răng Invisalign thường dao động trong khoảng 6000 cho tới 8000 USD

Vấn đề bệnh nhân hết sức quan tâm đó là Ivisalign là biện pháp niềng răng hết bao nhiêu tiền. Bởi lẽ biện pháp này thường phổ biến tại Mỹ, cũng như khay nhựa sản xuất tại Mỹ, người bệnh tại Việt Nam sẽ phải trả mức phí giống hệt như chi phí điều trị ở các nước phát triển. Không những thế, quá trình vận chuyển khay từ Mỹ về Việt Nam cũng phát sinh thêm chi phí. Tại Mĩ, chi phí niềng răng Invisalign thường dao động trong khoảng 6000 cho tới 8000 USD. Vì vậy, mức giá họ đưa ra cho thị trường Việt Nam cũng ở mức tương tự, không rẻ hơn nhiều. Với mức chi phí cao như vậy, nhiều bệnh nhân thường chọn Clear Aligner thay vì Invisalign. Chúng ta chỉ hi vọng trong tương lai, hãng sản xuất ở Mĩ sẽ có điều chỉnh giá phù hợp hơn với thị trường ở các quốc gia đang phát triển như: Việt Nam để mọi người bệnh được chỉnh nha bằng biện pháp hiện đại nhất này.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Các khí cụ niềng răng

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha dùng khí cụ nha khoa giúp định hướng các răng mọc lệch, thưa, răng móm hay răng hô...để đem lại một hàm răng đều và đẹp cho người bệnh. Với sự phát triển của y học ngày nay cùng các loại vật liệu mới tiên tiến, ngày càng có nhiều khí cụ khác nhau được sử dụng trong niềng răng nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đối với người sử dụng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới bạn một số loại khí cụ sử dụng trong niềng răng.

Niềng răng bằng mắc cài bằng kim loại

Niềng răng bằng mắc cài bằng kim loại

Đây là loại mắc cài ra đời đầu tiên trong phương pháp niềng răng. Ưu điểm của loại khí cụ này là cách sử dụng khá đơn giản và cũng hiệu quả. Về cấu tạo của loại khí cụ gồm có mắc cài làm bằng kim loại được gắn trực tiếp vào từng răng. Các mắc cài kim loại này sẽ được gắn các dây cung để các dây cung này có nhiệm vụ tạo lực kéo răng di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Các dây cung được làm từ dây chun hoặc thép và quá trình điều chỉnh vị trí răng này sẽ được diễn ra một cách từ từ. Tuy khá đơn giản, nhưng nhược điểm của loại mắc cài này đó là kém thẩm mỹ, gây đau và có thể chảy máu. Bởi lẽ, niềng răng mắc cài kim loại được đánh giá là khá chắc, chịu lực cao, tạo lực kéo mạnh. Ở vùng tiếp xúc với răng, mắc cài có thể gây tổn thương cho mô răng làm chảy máu. Cách giải quyết chính là sử dụng sáp chuyên dụng trong chỉnh nha gắn vào vùng tiếp xúc của mắc cài và răng.

Mắc cài sứ với tính thẩm mỹ cao

Nếu mắc cài kim loại khá nổi bật trên hàm răng của người mang vì phần kim loại khác so với màu răng thì mắc cài sứ lại là sự lựa chọn cho những người đã đi làm. Các mắc cài trực tiếp không có màu và được làm từ các hợp chất vô cơ và hợp kim của gốm và kim loại. Các mắc cài được nối với nhau bằng dây chun – một điểm khá giống so với mắc cài kim loại. Bạn sẽ vẫn tự tin khi niềng răng bằng mắc cài sứ bởi lẽ khá khó để có thể phát hiện bạn đang mang mắc cài này khi nhìn từ xa. Có thể nói đây là sự cải tiến để mắc cài niềng răng không gây ra sự mất thẩm mỹ đối với hàm răng của người sử dụng.
Niềng răng mắc cài sứ với tính thẩm mỹ cao

Lựa chọn loại khí cụ niềng răng phù hợp với bạn.

Có khá nhiều loại mắc cài khác được sử dụng trong niềng răng như: mắc cài tự đóng, niềng răng mắc cài mặt trong...Các loại mắc cài này không chỉ khác nhau về nguyên vật liệu mà còn khác nhau về đặc điểm thiết kế cũng như cách lắp đặt. Nhìn chung, để lựa chọn mắc cài phù hợp nhất với bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ, xem xét về chi phí cũng như tình trạng hàm răng bệnh nhân. Chúc bạn sẽ đạt hiệu quả cao nhất và lấy lại nụ cười rạng rỡ của mình.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Các loại răng sứ kim loại và ưu điểm

Ngày càng nhiều người nhận ra hiệu quả của việc làm răng sứ thẩm mỹ và tìm đến phương pháp này khi muốn chỉnh sửa những khiếm khuyết hay hư hại của răng thật. Răng sứ thẩm mỹ cũng có rất nhiều loại khác nhau về giá cả, chất lượng và thời gian sử dụng. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ đem lại cho các bạn những thông tin kỹ lưỡng hơn về răng sứ kim loại.

Răng sứ kim loại thường

Răng sứ kim loại thường

Đây là loại răng sứ thẩm mỹ có giá thành thấp nhất trong các loại. Răng sứ kim loại thường có phần sườn hay còn gọi là phần lõi của răng làm từ hợp kim. Tuy nhiên, cũng chính vì làm từ nguyên liệu này nên phần răng sứ này rất dễ gặp phải hiện tượng ăn mòn do những phản ứng với môi trường nước bọt trong miệng hoặc hiện tượng bị oxy hoá dấn đến tình trạng vùng quanh cổ răng chuyển sang màu đen ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mặc dù tình trạng này phải sau 2 đến 3 năm mới xuất hiện. Ngoài ra, khi bị ăn mòn thì răng sứ cũng dễ bị thu nhỏ lại và sẽ lỏng hơn so với phần chụp làm giảm độ bền của răng hoặc thức ăn dễ tích tụ và bám vào những khe lọt gây ra hiện tượng sâu răng. Tuy nhiên, ưu điểm của loại răng này ngoài chi phí thấp còn là khả năng chịu được lực rất tốt, đặc biệt là đối với răng hàm.

Răng sứ làm từ kim loại quý

Chất liệu tạo nên những chiếc răng này có giá thành vô cùng cao, nhất là nếu răng sứ làm từ vàng thì giá còn cao hơn nữa và thường xuyên biến động giá cả trên thị trường. Nhưng chính vì giá trị cao mà khi không cần dùng đến răng sứ loại này có thể đem bán vẫn thu được một phần giá trị. Ưu điểm của răng sứ từ kim loại quý là những kim loại quý thường sẽ không gây ra bất kỳ phản ứng hoá học nào hay hiện tượng bị ăn mòn, oxit hoá nên người lắp răng sứ loại này sẽ không gặp phải những vấn đề như đối với loại răng sứ kim loại thường. Bên cạnh đó, loại răng sứ này cũng có tính thẩm mỹ cao nhờ có màu sắc răng giống răng tự nhiên, đồ bền của răng lâu dài, dễ dàng vệ sinh và không gây ra hiện tượng có mùi khó chịu. 


Răng sứ làm từ kim loại quý

Tuy vây, vấn đề chi phí làm răng sứ luôn là vấn đề gây đau đầu nhất đối với mọi người thường không chọn nguyên liệu kim loại quý này thường không được phổ biến so với loại răng sứ thường. Tuỳ vào tình trạng hư hại của răng và điều kiện tài chính cá nhân, các bạn hãy đưa ra quyết định lựa chọn loại răng sứ phù hợp mà vẫn đem đến nụ cười tươi tắn, rạng rỡ . 

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Những điều cần biết về bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp điều trị ngày càng phổ biến trong nha học. Nó vừa khắc phục được những bệnh về răng như sâu răng, viêm tủy, mất răng, sứt mẻ răng, vừa có tác dụng làm đẹp trong thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về phương pháp này.

Bọc răng có hại cho sức khỏe không?

Bọc răng đúng cách không gây tổn hại gì đến sức khỏe, cũng như không gây biến chứng. Trong quá trình mài cùi răng, nếu mài quá nhiều có thể chạm vào phần tủy, từ đó sức khỏe răng cũng bị ảnh hưởng. Lúc đó, răng sẽ không được cung cấp dưỡng chất để nuôi răng yếu đi rất nhiều, sau một thời gian định kì, bệnh nhân phải làm lại. Vì thế, trong lúc thao tác cần đặc biệt chú ý để không mài vào lớp tủy răng.
Bọc răng có hại cho sức khỏe không

Lớp bọc răng có dễ long ra không?

Chất liệu để gắn kết vỏ răng sứ với cùi răng là xi măng gắn vĩnh viễn, nên bọc răng sẽ không dễ dàng bị rời ra. Tuy nhiên đối với những người có chiều cao răng quá thấp sẽ không đủ cơ sở để giữ chắc lớp răng sứ. Ngoài ra trong quá trình mài răng, nếu quá tay làm lớp cùi răng nhỏ thì răng cũng dễ bị sút ra. Khi ăn uống, cũng nên chú ý không ăn các đồ ăn quá khô cứng.
Bọc răng có ảnh hưởng tới chân răng không?
Để chuẩn bị cho quá trình lắp răng sứ, bác sĩ chỉ mài lớp thân răng chứ không tác động gì đến chân răng nên chân răng sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Chất liệu răng sứ là gì?

Răng sứ có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần sườn và phần vỏ. Sườn răng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chia làm 2 nhóm là có kim loại và không kim loại. Răng sứ kim loại là răng có phần khung làm từ hợp kim như Titanium, vàng, crom,… Răng không kim loại là răng làm toàn bằng sứ, thường cho chất lượng tốt hơn, thẩm mỹ hơn vì không làm đen răng khi có ánh sáng chiếu vào, nhưng giá cả cao hơn. Phần vỏ là lớp men sứ bao phía ngoài khung sườn.

Bọc răng sứ có bền không?

Bọc răng sứ có bền không

Độ bền của răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ mài răng, chất lượng răng, tình trạng tủy răng, chế độ chăm sóc. Trung bình, răng sứ có tuổi thọ từ 7 đến 15 năm, cũng có những trường hợp có độ bền như răng thật. Đó là những người có răng còn cứng chắc, tủy răng tốt và bọc răng toàn sứ, không kim loại. Còn răng khi đã bị rút tủy thì sẽ dễ bị gãy và vôi hóa theo thời gian, một thời gian nhất định lại phải đi thay mới, vì tủy cung cấp nguồn dưỡng chất nuôi răng. Cũng cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng và chế độ chăm sóc hợp lý để tăng độ bền vững của răng.