Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Những điều cần biết về bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp điều trị ngày càng phổ biến trong nha học. Nó vừa khắc phục được những bệnh về răng như sâu răng, viêm tủy, mất răng, sứt mẻ răng, vừa có tác dụng làm đẹp trong thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về phương pháp này.

Bọc răng có hại cho sức khỏe không?

Bọc răng đúng cách không gây tổn hại gì đến sức khỏe, cũng như không gây biến chứng. Trong quá trình mài cùi răng, nếu mài quá nhiều có thể chạm vào phần tủy, từ đó sức khỏe răng cũng bị ảnh hưởng. Lúc đó, răng sẽ không được cung cấp dưỡng chất để nuôi răng yếu đi rất nhiều, sau một thời gian định kì, bệnh nhân phải làm lại. Vì thế, trong lúc thao tác cần đặc biệt chú ý để không mài vào lớp tủy răng.
Bọc răng có hại cho sức khỏe không

Lớp bọc răng có dễ long ra không?

Chất liệu để gắn kết vỏ răng sứ với cùi răng là xi măng gắn vĩnh viễn, nên bọc răng sẽ không dễ dàng bị rời ra. Tuy nhiên đối với những người có chiều cao răng quá thấp sẽ không đủ cơ sở để giữ chắc lớp răng sứ. Ngoài ra trong quá trình mài răng, nếu quá tay làm lớp cùi răng nhỏ thì răng cũng dễ bị sút ra. Khi ăn uống, cũng nên chú ý không ăn các đồ ăn quá khô cứng.
Bọc răng có ảnh hưởng tới chân răng không?
Để chuẩn bị cho quá trình lắp răng sứ, bác sĩ chỉ mài lớp thân răng chứ không tác động gì đến chân răng nên chân răng sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Chất liệu răng sứ là gì?

Răng sứ có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần sườn và phần vỏ. Sườn răng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chia làm 2 nhóm là có kim loại và không kim loại. Răng sứ kim loại là răng có phần khung làm từ hợp kim như Titanium, vàng, crom,… Răng không kim loại là răng làm toàn bằng sứ, thường cho chất lượng tốt hơn, thẩm mỹ hơn vì không làm đen răng khi có ánh sáng chiếu vào, nhưng giá cả cao hơn. Phần vỏ là lớp men sứ bao phía ngoài khung sườn.

Bọc răng sứ có bền không?

Bọc răng sứ có bền không

Độ bền của răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ mài răng, chất lượng răng, tình trạng tủy răng, chế độ chăm sóc. Trung bình, răng sứ có tuổi thọ từ 7 đến 15 năm, cũng có những trường hợp có độ bền như răng thật. Đó là những người có răng còn cứng chắc, tủy răng tốt và bọc răng toàn sứ, không kim loại. Còn răng khi đã bị rút tủy thì sẽ dễ bị gãy và vôi hóa theo thời gian, một thời gian nhất định lại phải đi thay mới, vì tủy cung cấp nguồn dưỡng chất nuôi răng. Cũng cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng và chế độ chăm sóc hợp lý để tăng độ bền vững của răng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét