Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Niềng răng không mắc cài

Thế nào là niềng răng không mắc cài

Nieng rang khong mac cai là một trong những phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay. Đây có thể coi là một bước nhảy tiến bộ của khoa học và đem đến những lợi ích to lớn cho khách hàng, làm hài lòng nhiều khách hàng khó tính.

Niềng răng không mắc cài (1)
Niềng răng không mắc cài
Trước đây, khi công nghệ niềng răng mới xuất hiện, người ta mới chỉ biết đến niềng răng có mắc cài mà trước tiên là mắc cài bằng kim loại. Những chiếc mắc cài này rất dễ nhận ra và gây mất thẩm mỹ khi người ta mang niềng, thậm chí nhiều người vì vấn đề này mà cảm thấy tự ti và ái ngại đã từ chối việc mang niềng răng. Bên cạnh đó vì niềng răng làm bằng kim loại nên nhiều người không quen và cảm thấy khó chịu khi mang nó. Cải thiện tình hình này, niềng răng mắc cài sứ ra đời. Chất liệu sứ với sắc màu gần giống với răng tự nhiên giúp cho người mang niềng răng không bị quá lộ liễu. Tuy nhiên, ai cũng biết sứ là chất liệu dễ sứt mẻ nếu va chạm mạnh bởi vậy mà việc bảo vệ niềng răng là điều hết sức phải chú ý.

Công nghệ phát triển, nieng rang khong mac cai ra đời đã giúp cải thiện đáng kể tình hình trên. Không dùng những chiếc mắc cài cố định lỗ liễu, nieng rang khong mac cai sử dụng những khay trong suốt để cố định vị trí của răng. Những khay này rất khó nhận ra bởi thế người mang niềng răng hoàn toàn có thể tự tin khi giao tiếp mà không có những mặc cảm như trước đây. Điều đặc biệt hơn là những chiếc khay này có thể tháo lắp một cách dễ dàng. Chính vì thế mà khi ăn uống, bạn hoàn toàn có thể lấy nó ra và có thể ăn những món tùy thích nếu như bác sĩ không có những chỉ định gì thêm. 

Làm quen với chiếc niềng răng

Niềng răng không mắc cài (2)
Niềng răng có mắc cài
Trong khoảng thời gian đầu tiên, bạn có thể thấy nó hơi vướng do chưa quen và giọng nói không hoàn toàn giống như bình thường nhưng chỉ cần ít hôm, bạn sẽ dần làm quen được với sự hiện hữu của nó và mọi sinh hoạt đều trở lại như bình thường trước khi mang niềng. Cứ hai tuần bạn sẽ tái khám để thay khay một lần. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhưng không phải là vấn đề đáng lo ngại, nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy răng bạn đang dịch chuyển theo những gì mà khay quy định, sắp xếp để đạt được hàm răng đẹp như mong muốn.

Tất nhiên, độ bền vững hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào sự chăm sóc răng miệng của bạn sau khi tháo niềng. Hãy chú ý những căn dặn của bác sĩ để thực hiện sao cho đúng và có những cuộc kiểm tra răng định kỳ để có sự bảo vệ răng tốt nhất. Niềng răng không mắc cái là một phương pháp khá phổ biến và với những lợi ích mà nó mang lại, phương pháp niềng răng này sẽ được nhân rộng hơn nữa trong tương lai.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Chi phí khi làm răng sứ

Hiện nay vì nhiều nguyên nhân khác nhau rất nhiều đối tượng khách hàng muốn phục hình lại hàm răng của mình để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng, đồng thời giúp hàm răng thêm chắc khỏe và đều đẹp hơn. Ngoài các lý do về bệnh lý về răng các lý do chính mà khiến khách hàng muốn phục hình răng như bị mất hoặc hàm răng bị hư hỏng, làm răng sứ thay thế để khắc phục lại các khuyết điểm. Có 2 vấn đề chính mà khách hàng luôn quan tâm khi làm răng sứ đó là chất 
lượng các loại răng sứ và làm răng sứ giá bao nhiêu?

Chất lượng các loại răng sứ.

Chi phí khi làm răng sứ (1)

Là khách hàng có nhu cầu làm răng sứ thì dù trong trường hợp nào bạn cũng cần phải tìm hiểu về các loại răng sứ sao cho phù hợp với tình trạng thể chất của bản thân cũng như khả năng chi trả. Sau đó bạn mới nên tìm hiểu phương pháp làm răng sứ giá bao nhiêu bởi vì giá của phương pháp làm răng sứ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng khi làm răng. Trong đó giá các loại răng sứ cũng rất khác nhau.

Răng sứ kim loại thường tuy chất lượng tốt nhưng có trọng lượng nặng, sườn lõi của răng làm bằng kim loại nên dễ bị ăn mòn trong quá trình sử dụng. Hiện nay rất ít người dùng loại răng sứ này vì có hại nhiều hơn là có lợi. Răng sứ Titan rất được yêu thích bởi vì có ưu điểm là giá thành khá rẻ nhưng không thực sự mang tính thẩm mỹ không cao. Một số loại răng sứ cao cấp như răng sứ EMax, răng sứ Cercon là các loại răng sứ hoàn hảo để phục hình răng thường được các bác sỹ nha khoa giới thiệu tới khác hàng. Bởi vì 2 loại răng này có nhiều ưu điểm như an toàn, chắc khỏe, đẹp tự nhiên và rất lành tính. Tuy nhiên răng sứ EMax và răng Cercon có giá thành khá cao vì là loại răng sứ cao cấp.

Làm răng sứ giá bao nhiêu?

Sau khi đã được bác sỹ nha khoa tư vấn đầy đủ về tình trạng răng của bạn và các loại răng sứ phù hợp, các bạn có thể quyết định được phương pháp làm răng sứ và chất liệu làm răng sứ phù hợp với mình cũng như mức giá thành mà các bạn có thể chi trả. Giá làm răng sứ cụ thể như sau:

- Răng sứ kim loại thường : 1.200.000 VNĐ/ 1 răng.

- Răng sứ titan : 2.500.000 VNĐ/ 1 răng. 

- Răng sứ Emax hoặc Cercon : 5.000.000 – 6.000.000 VNĐ/ 1 răng.

Chi phí khi làm răng sứ (2)


Sau khi đã chọn được loại răng sứ thích hợp, bác sỹ nha khoa sẽ lấy mẫu răng của bạn và giao cho các kỹ thuật viên của phòng khám nha khoa để gia công và tiến hành làm ra răng giả. Tuy giá các loại răng sứ là yếu tố quan trọng tuy nhiên các bạn nên đặt tiêu chí sức khỏe của mình lên trên hết mà lựa chọn loại răng sứ có chất lượng tốt để có thể sử dụng lâu dài.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Quy trình làm răng sứ

Làm răng sứ là một trong những phương pháp làm đẹp răng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn đang băn khoăn về tác dụng, hiệu quả cũng như độ tin cậy của phương pháp này. Vì thế, để các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp làm răng sứ, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về quy trình làm răng sứ cụ thể là như thế nào nhé!

Quy trình làm răng sứ sẽ diễn ra qua hai giai đoạn cơ bản: 

Quy trình làm răng sứ (1)

1.  Lấy mẫu răng – chế tạo răng sứ - chuẩn  bị trụ răng:

- Chế tạo răng sứ: Để chế tạo răng sứ, các bác sĩ nha khoa phải lấy mẫu răng của bạn. Hiện nay phổ biến nhất sẽ có hai cách lấy mẫu răng. Thông thường các nha sĩ sẽ lấy mẫu răng bằng hỗn hợp nha khoa và làm răng sứ theo lối truyền thống, tức là sẽ dựng thạch cao trước sau đó sẽ tiến hành làm trên chất liệu sứ. Tuy nhiên, việc này tốn khá nhiều thời gian. Khắc phục nó, CAD/CAM ra đời đã thay thế hoàn hảo cho phương thức truyền thống này. Chỉ mất 30 phút đồng hồ, công nghệ tiên tiến cho phép scan mẫu răng và truyền tới máy tính để thực hiện lệnh cho máy cắt, bạn sẽ có ngay những chiếc răng sứ phù hợp với mẫu răng của mình.

- Chuẩn bị trụ răng: Là bước làm ngay sau khi lấy mẫu răng. Răng của bạn sẽ được mài bớt đi phần đầu và cho thon nhỏ lại để chiếc chụp răng sứ có thể bọc răng bạn dễ dàng và vừa vặn hơn. Đây chính là mục đích cuối cùng của việc chuẩn bị trụ răng.

- Đặt răng giả tạm thời: Với trường hợp không thể bọc răng sứ ngay thì trụ răng sẽ được bọc một lớp răng giả tạm thời, răng giả này thường được làm từ nhựa hay một lớp kim loại mỏng.

2. Bọc răng sứ


Đối với những trung tâm không sử dụng công nghệ CAD/CAM, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và loại bỏ phần răng giả trước đó. Tiếp theo, những mẫu răng sứ đã được chuẩn bị theo đúng mẫu răng của bạn sẽ được chụp lên phần trụ răng. Tùy thuộc vào màu răng tự nhiên mà các bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Quy trình làm răng sứ (2)

Sau khi công đoạn này hoàn tất, bạn sẽ được tư vấn về phương pháp bảo vệ răng phù hợp, cách vệ sinh răng hay những thói quen ăn uống… Thực hiện đúng với lời chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn duy trì được tuổi thọ cũng như sự sáng đẹp của hàm răng bọc sứ.

Hi vọng với một số chia sẻ trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình làm răng sứ thẩm mỹ. Các bạn có thể tham khảo thêm ở những phòng khám nha khoa có uy tín để có thêm sự tư vấn và đưa ra quyết định phù hợp với bản thân mình!

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Các loại răng sứ thẩm mỹ

Làm răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mỹ làm đẹp răng phổ biến hiện nay. Để phục vụ nhu cầu rất đa dạng của khách hàng, giới chuyên môn đã cho ra đời các loại răng sứ thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau, ứng với đó là chi phí cho mỗi loại cũng khác nhau.

Trên thị trường hiện nay, có thể điểm tên các loại răng sứ thẩm mỹ sau:

1. Răng hợp kim phủ sứ

Các loại răng sứ thẩm mỹ (1)


Lớp bên ngoài của loại răng này được phủ bằng sứ nhưng phần sườn phía trong lại được phủ bởi một lớp hợp kim. Điều này giúp cho nó có khả năng chịu lực rất tốt. Tuy nhiên, hợp kim cũng đồng thời là con dao hai lưỡi khi đem tới cho loại răng này cả ưu và khuyết điểm. Nó làm cho răng rất dễ bị mòn trong môi trường miệng. Thêm nữa, trọng lượng loại răng này nặng nên sẽ kéo dài thời gian thích nghi. Chi phí của loại răng này không quá cao, chỉ từ 900.000 – 1.000.000 đồng.

2. Răng sứ Titan


Titan có thể coi là báu vật mà tạo hóa ban tặng cho con người. Vì sao ư? Đơn giản vì nó mang rất nhiều ưu điểm tổng hợp lại mà khó có một loại hợp kim nào có thể thay thế nó. Rất rõ ràng, có thể thấy nó có màu sắc tự nhiên, trọng lượng riêng nhỏ. Bên cạnh đó, độ bền và tương hợp sinh học cao. Titan có thể nói là chất liệu phù hợp nhất để làm răng sứ. Một điều đáng vui mừng cho khách hàng là chi phí cho loại răng sứ titan này không cao lắm, chỉ rơi vào khoảng từ 1.6 – 1.8 triệu đồng.

3. Răng toàn sứ Zirconia


Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ, răng toàn sứ Zirconia Cad Cam đã ra đời thay thế cho răng toàn sứ Zirconia chế tạo thủ công truyền thống. Loại răng này là một sự thay thế hoàn hảo cho đàn anh của nó khi khắc phục được mọi khuyết điểm của loại răng truyền thống và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ưu điểm nổi bật của nó là trọng lượng riêng nhẹ, khả năng tương ứng sinh học cao, bền, mang tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, công nghệ Cad Cam scan mẫu bằng công nghệ 4D, những phần mềm thiết kế chuyên nghiệp đã giúp chiếc răng sứ hoàn hảo hơn và phù hợp hơn với người dùng. Giá của loài răng này tương đối cao, từ 4.5 – 5 triệu đồng.

Các loại răng sứ thẩm mỹ (2)

4. Răng sứ hợp kim vàng


Đây là loại răng đem lại tính thẩm mỹ cao vì màu sắc tự nhiên, hợp với màu răng, bền chắc, tương ứng sinh học cao, trọng lượng nhẹ. Giá thành của nó rất cao và phụ thuộc vào giá vàng của thế giới. Thường thì chi phí của nó sẽ là từ 6 – 15 triệu đồng.

Trên đây là một số loại răng sứ phổ biến hiện nay. Với sự đa dạng các loại răng sứ thẩm mỹ như thế, các bạn sẽ chọn cho mình được một phương pháp làm răng thẩm mỹ thích hợp và có kết quả như ý muốn!