Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Những điều cần biết về bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp điều trị ngày càng phổ biến trong nha học. Nó vừa khắc phục được những bệnh về răng như sâu răng, viêm tủy, mất răng, sứt mẻ răng, vừa có tác dụng làm đẹp trong thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về phương pháp này.

Bọc răng có hại cho sức khỏe không?

Bọc răng đúng cách không gây tổn hại gì đến sức khỏe, cũng như không gây biến chứng. Trong quá trình mài cùi răng, nếu mài quá nhiều có thể chạm vào phần tủy, từ đó sức khỏe răng cũng bị ảnh hưởng. Lúc đó, răng sẽ không được cung cấp dưỡng chất để nuôi răng yếu đi rất nhiều, sau một thời gian định kì, bệnh nhân phải làm lại. Vì thế, trong lúc thao tác cần đặc biệt chú ý để không mài vào lớp tủy răng.
Bọc răng có hại cho sức khỏe không

Lớp bọc răng có dễ long ra không?

Chất liệu để gắn kết vỏ răng sứ với cùi răng là xi măng gắn vĩnh viễn, nên bọc răng sẽ không dễ dàng bị rời ra. Tuy nhiên đối với những người có chiều cao răng quá thấp sẽ không đủ cơ sở để giữ chắc lớp răng sứ. Ngoài ra trong quá trình mài răng, nếu quá tay làm lớp cùi răng nhỏ thì răng cũng dễ bị sút ra. Khi ăn uống, cũng nên chú ý không ăn các đồ ăn quá khô cứng.
Bọc răng có ảnh hưởng tới chân răng không?
Để chuẩn bị cho quá trình lắp răng sứ, bác sĩ chỉ mài lớp thân răng chứ không tác động gì đến chân răng nên chân răng sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Chất liệu răng sứ là gì?

Răng sứ có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần sườn và phần vỏ. Sườn răng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chia làm 2 nhóm là có kim loại và không kim loại. Răng sứ kim loại là răng có phần khung làm từ hợp kim như Titanium, vàng, crom,… Răng không kim loại là răng làm toàn bằng sứ, thường cho chất lượng tốt hơn, thẩm mỹ hơn vì không làm đen răng khi có ánh sáng chiếu vào, nhưng giá cả cao hơn. Phần vỏ là lớp men sứ bao phía ngoài khung sườn.

Bọc răng sứ có bền không?

Bọc răng sứ có bền không

Độ bền của răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ mài răng, chất lượng răng, tình trạng tủy răng, chế độ chăm sóc. Trung bình, răng sứ có tuổi thọ từ 7 đến 15 năm, cũng có những trường hợp có độ bền như răng thật. Đó là những người có răng còn cứng chắc, tủy răng tốt và bọc răng toàn sứ, không kim loại. Còn răng khi đã bị rút tủy thì sẽ dễ bị gãy và vôi hóa theo thời gian, một thời gian nhất định lại phải đi thay mới, vì tủy cung cấp nguồn dưỡng chất nuôi răng. Cũng cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng và chế độ chăm sóc hợp lý để tăng độ bền vững của răng.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Tìm hiểu phương pháp chỉnh nha niềng răng

Phương pháp chỉnh răng bằng cách đeo niềng răng là phương pháp mà hiệu quả của nó có đạt được hay không là nhờ sự phối hợp giữa cả bác sỹ lẫn bệnh nhân. Bác sỹ phải có tay nghề va chuyên môn cao để có thể lắp đặt niềng răng vào vị trí cố định và không gây ảnh hưởng đến việc hoạt động cơ bản của miệng trong khi bệnh nhân cần nắm rõ mọi quy trình, cách thức chăm sóc răng miệng trong quá trình đeo niềng răng.

Tìm cách để vượt qua trạng thái khó chịu ban đầu

Tìm cách để vượt qua trạng thái khó chịu ban đầu của niềng răng

Khi đeo niềng răng, vả niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài thì bệnh nhân sẽ luôn có cảm giác lạ lẫm cũng như vướng víu trong thời gian đầu. Một số trường hợp, nhiều người còn cảm thấy có những cơn đau. Trong những tình huống này, bác sỹ có thế sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc để chống lại những cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên học cách sống chung với bộ khí cụ này vì nó sẽ ở trong miệng bạn một thời gian tương đối dài. Phần má trong của miệng có thể sẽ bị cọ xát một chút với niềng răng tuy nhiên sau một vài ngày chắc chắn bạn sẽ quen hơn với điều này.

Lưu ý về vấn đề ăn uống

Bạn nên tránh mọi loại thức ăn dễ dính bám lên khí cụ vì những mảng bám của các loại thức ăn này có thể làm ảnh hưởng đến khi cụ như gây sứt mẻ hay khó làm sạch. Ngoài ra, những loại thức ăn, đồ uống có đường hay gas cũng được khuyên là nên loại bỏ khỏi danh sách thực phẩm nạp hàng ngày do chúng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt lên men răng. Những thức ăn cứng hay dai cũng thuộc nhóm danh sách đen vì việc ăn chúng đòi hỏi quá nhiều động tác cắn, nhai mạnh dễ gây xô lệch hay làm bung phần niềng răng. Nên ăn những đồ ăn được chế biến dưới dạng nhỏ và mềm như cháo, súp, đồ hầm, đồ luộc…

Chăm sóc răng miệng đều đặn

Việc chăm sóc răng miệng cần được chăm chút cẩn thận và tỉ mỉ hơn ở những người đeo niềng răng do bên cạnh việc chăm sóc những chiếc răng thật bạn còn phải giữ sạch sẽ cho khí cụ bạn đeo trong răng. Một ngày nên đánh răng ba lần sau các bữa ăn khoảng 15 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để xử lý những mảng bám thức ăn trong kẽ hay khí cụ. Nước súc miệng cũng là một giải pháp hay giúp bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt. Nếu bạn không chăm sóc răng một cách kỹ càng sau khi đeo niềng răng thì rất có thể nướu răng hay men răng có thể bị ảnh hưởng và bạn dễ gặp phải những căn bệnh như sâu răng, viêm lợi, nha chu…

Chăm sóc răng miệng đều đặn sau khi niềng răng

Trên đây chỉ là ba trong số rất nhiều điều bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp chỉnh nha là đeo niềng răng. Chúc các bạn sớm có một hàm răng đều và đẹp.