Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Các loại răng sứ kim loại và ưu điểm

Ngày càng nhiều người nhận ra hiệu quả của việc làm răng sứ thẩm mỹ và tìm đến phương pháp này khi muốn chỉnh sửa những khiếm khuyết hay hư hại của răng thật. Răng sứ thẩm mỹ cũng có rất nhiều loại khác nhau về giá cả, chất lượng và thời gian sử dụng. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ đem lại cho các bạn những thông tin kỹ lưỡng hơn về răng sứ kim loại.

Răng sứ kim loại thường

Răng sứ kim loại thường

Đây là loại răng sứ thẩm mỹ có giá thành thấp nhất trong các loại. Răng sứ kim loại thường có phần sườn hay còn gọi là phần lõi của răng làm từ hợp kim. Tuy nhiên, cũng chính vì làm từ nguyên liệu này nên phần răng sứ này rất dễ gặp phải hiện tượng ăn mòn do những phản ứng với môi trường nước bọt trong miệng hoặc hiện tượng bị oxy hoá dấn đến tình trạng vùng quanh cổ răng chuyển sang màu đen ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mặc dù tình trạng này phải sau 2 đến 3 năm mới xuất hiện. Ngoài ra, khi bị ăn mòn thì răng sứ cũng dễ bị thu nhỏ lại và sẽ lỏng hơn so với phần chụp làm giảm độ bền của răng hoặc thức ăn dễ tích tụ và bám vào những khe lọt gây ra hiện tượng sâu răng. Tuy nhiên, ưu điểm của loại răng này ngoài chi phí thấp còn là khả năng chịu được lực rất tốt, đặc biệt là đối với răng hàm.

Răng sứ làm từ kim loại quý

Chất liệu tạo nên những chiếc răng này có giá thành vô cùng cao, nhất là nếu răng sứ làm từ vàng thì giá còn cao hơn nữa và thường xuyên biến động giá cả trên thị trường. Nhưng chính vì giá trị cao mà khi không cần dùng đến răng sứ loại này có thể đem bán vẫn thu được một phần giá trị. Ưu điểm của răng sứ từ kim loại quý là những kim loại quý thường sẽ không gây ra bất kỳ phản ứng hoá học nào hay hiện tượng bị ăn mòn, oxit hoá nên người lắp răng sứ loại này sẽ không gặp phải những vấn đề như đối với loại răng sứ kim loại thường. Bên cạnh đó, loại răng sứ này cũng có tính thẩm mỹ cao nhờ có màu sắc răng giống răng tự nhiên, đồ bền của răng lâu dài, dễ dàng vệ sinh và không gây ra hiện tượng có mùi khó chịu. 


Răng sứ làm từ kim loại quý

Tuy vây, vấn đề chi phí làm răng sứ luôn là vấn đề gây đau đầu nhất đối với mọi người thường không chọn nguyên liệu kim loại quý này thường không được phổ biến so với loại răng sứ thường. Tuỳ vào tình trạng hư hại của răng và điều kiện tài chính cá nhân, các bạn hãy đưa ra quyết định lựa chọn loại răng sứ phù hợp mà vẫn đem đến nụ cười tươi tắn, rạng rỡ . 

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Những điều cần biết về bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp điều trị ngày càng phổ biến trong nha học. Nó vừa khắc phục được những bệnh về răng như sâu răng, viêm tủy, mất răng, sứt mẻ răng, vừa có tác dụng làm đẹp trong thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về phương pháp này.

Bọc răng có hại cho sức khỏe không?

Bọc răng đúng cách không gây tổn hại gì đến sức khỏe, cũng như không gây biến chứng. Trong quá trình mài cùi răng, nếu mài quá nhiều có thể chạm vào phần tủy, từ đó sức khỏe răng cũng bị ảnh hưởng. Lúc đó, răng sẽ không được cung cấp dưỡng chất để nuôi răng yếu đi rất nhiều, sau một thời gian định kì, bệnh nhân phải làm lại. Vì thế, trong lúc thao tác cần đặc biệt chú ý để không mài vào lớp tủy răng.
Bọc răng có hại cho sức khỏe không

Lớp bọc răng có dễ long ra không?

Chất liệu để gắn kết vỏ răng sứ với cùi răng là xi măng gắn vĩnh viễn, nên bọc răng sẽ không dễ dàng bị rời ra. Tuy nhiên đối với những người có chiều cao răng quá thấp sẽ không đủ cơ sở để giữ chắc lớp răng sứ. Ngoài ra trong quá trình mài răng, nếu quá tay làm lớp cùi răng nhỏ thì răng cũng dễ bị sút ra. Khi ăn uống, cũng nên chú ý không ăn các đồ ăn quá khô cứng.
Bọc răng có ảnh hưởng tới chân răng không?
Để chuẩn bị cho quá trình lắp răng sứ, bác sĩ chỉ mài lớp thân răng chứ không tác động gì đến chân răng nên chân răng sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Chất liệu răng sứ là gì?

Răng sứ có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần sườn và phần vỏ. Sườn răng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chia làm 2 nhóm là có kim loại và không kim loại. Răng sứ kim loại là răng có phần khung làm từ hợp kim như Titanium, vàng, crom,… Răng không kim loại là răng làm toàn bằng sứ, thường cho chất lượng tốt hơn, thẩm mỹ hơn vì không làm đen răng khi có ánh sáng chiếu vào, nhưng giá cả cao hơn. Phần vỏ là lớp men sứ bao phía ngoài khung sườn.

Bọc răng sứ có bền không?

Bọc răng sứ có bền không

Độ bền của răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ mài răng, chất lượng răng, tình trạng tủy răng, chế độ chăm sóc. Trung bình, răng sứ có tuổi thọ từ 7 đến 15 năm, cũng có những trường hợp có độ bền như răng thật. Đó là những người có răng còn cứng chắc, tủy răng tốt và bọc răng toàn sứ, không kim loại. Còn răng khi đã bị rút tủy thì sẽ dễ bị gãy và vôi hóa theo thời gian, một thời gian nhất định lại phải đi thay mới, vì tủy cung cấp nguồn dưỡng chất nuôi răng. Cũng cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng và chế độ chăm sóc hợp lý để tăng độ bền vững của răng.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Tìm hiểu phương pháp chỉnh nha niềng răng

Phương pháp chỉnh răng bằng cách đeo niềng răng là phương pháp mà hiệu quả của nó có đạt được hay không là nhờ sự phối hợp giữa cả bác sỹ lẫn bệnh nhân. Bác sỹ phải có tay nghề va chuyên môn cao để có thể lắp đặt niềng răng vào vị trí cố định và không gây ảnh hưởng đến việc hoạt động cơ bản của miệng trong khi bệnh nhân cần nắm rõ mọi quy trình, cách thức chăm sóc răng miệng trong quá trình đeo niềng răng.

Tìm cách để vượt qua trạng thái khó chịu ban đầu

Tìm cách để vượt qua trạng thái khó chịu ban đầu của niềng răng

Khi đeo niềng răng, vả niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài thì bệnh nhân sẽ luôn có cảm giác lạ lẫm cũng như vướng víu trong thời gian đầu. Một số trường hợp, nhiều người còn cảm thấy có những cơn đau. Trong những tình huống này, bác sỹ có thế sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc để chống lại những cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên học cách sống chung với bộ khí cụ này vì nó sẽ ở trong miệng bạn một thời gian tương đối dài. Phần má trong của miệng có thể sẽ bị cọ xát một chút với niềng răng tuy nhiên sau một vài ngày chắc chắn bạn sẽ quen hơn với điều này.

Lưu ý về vấn đề ăn uống

Bạn nên tránh mọi loại thức ăn dễ dính bám lên khí cụ vì những mảng bám của các loại thức ăn này có thể làm ảnh hưởng đến khi cụ như gây sứt mẻ hay khó làm sạch. Ngoài ra, những loại thức ăn, đồ uống có đường hay gas cũng được khuyên là nên loại bỏ khỏi danh sách thực phẩm nạp hàng ngày do chúng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt lên men răng. Những thức ăn cứng hay dai cũng thuộc nhóm danh sách đen vì việc ăn chúng đòi hỏi quá nhiều động tác cắn, nhai mạnh dễ gây xô lệch hay làm bung phần niềng răng. Nên ăn những đồ ăn được chế biến dưới dạng nhỏ và mềm như cháo, súp, đồ hầm, đồ luộc…

Chăm sóc răng miệng đều đặn

Việc chăm sóc răng miệng cần được chăm chút cẩn thận và tỉ mỉ hơn ở những người đeo niềng răng do bên cạnh việc chăm sóc những chiếc răng thật bạn còn phải giữ sạch sẽ cho khí cụ bạn đeo trong răng. Một ngày nên đánh răng ba lần sau các bữa ăn khoảng 15 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để xử lý những mảng bám thức ăn trong kẽ hay khí cụ. Nước súc miệng cũng là một giải pháp hay giúp bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt. Nếu bạn không chăm sóc răng một cách kỹ càng sau khi đeo niềng răng thì rất có thể nướu răng hay men răng có thể bị ảnh hưởng và bạn dễ gặp phải những căn bệnh như sâu răng, viêm lợi, nha chu…

Chăm sóc răng miệng đều đặn sau khi niềng răng

Trên đây chỉ là ba trong số rất nhiều điều bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp chỉnh nha là đeo niềng răng. Chúc các bạn sớm có một hàm răng đều và đẹp.  

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Những biểu hiện sau khi bọc răng sứ

Phương pháp bọc răng sứ để phục hình răng và để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng là phương pháp được rất nhiều người ưa thích. tuy nhiên răng là một bộ phận vô cùng nhạy cảm trên cơ thể con người vì vậy sau khi hoàn tất quá trình bọc răng sứ ở một vài trường hợp sẽ các biểu hiện khiến người bệnh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu về các biểu hiện này.

Những biểu hiện sau khi bọc răng sứ (1)

Những biểu hiện sau khi bọc răng sứ.

Sau khi tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ, nơi viền nướu của răng sẽ có cảm giác hơi nhức ở chân răng và răng sẽ có màu tái nhẹ. Biểu hiện này chỉ là do răng sứ chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường răng miệng, bệnh nhân sẽ hết nhức sau đó một hoặc vài giờ. Nếu có hiện tượng ê buốt thì cũng chỉ là triệu chứng bình thường, vì ngà răng đang có sự kết nối giữa ngà răng và vật liệu gắn răng. Có trường hợp ê buốt răng sẽ hết sau 24 giờ nhưng cũng có trường hợp biểu hiện này kéo dài đến vài tuần. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy răng được bọc không đúng cách, quá lỏng hoặc quá sát sẽ gây cảm giác đau nhiều hơn là nhức và ê buốt cần ngay lập tức đi khám để kiểm tra lại.

Cần làm gì khi xảy ra các biểu hiện trên

Thông thường các nha sỹ luôn yêu cầu sau sáu tháng, bệnh nhân nên đến phòng khám nha khoa để khám lại và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng sau khi bọc răng sứ. Nha sĩ trong các lần tái khám sẽ kiểm tra lại chỗ kết nối giữa mão răng sứ và đường viền của răng thật có đủ khít sát và chắc chắn hay không, kiểm tra mặt bên của răng xem có bất kỳ sự sai lệch nào không. bởi lực ăn, nhai sẽ tác động vào răng sứ y như răng thật nếu nơi kết nối không đủ chắc chắn răng sứ sẽ bị xô lệch. Một trong các yếu tố để đảm bảo sự chắc chắn của răng sứ sau khi bọc răng sứ là vệ sinh răng miệng hàng ngày nhưng đối với răng sứ thì cần quan tâm kỹ lưỡng hơn. Dùng ngón tay để massage quanh viền nướu cũng có tác dụng phục hình, căn chỉnh lại răng vào vị trí đúng nếu răng sứ bị hơi lệch. Đồng thời với lực tác động vừa đủ sẽ kích thích sự lưu thông máu quanh đường viền nướu răng.

Những biểu hiện sau khi bọc răng sứ (2)


Răng sứ có ưu điểm là độ cứng cao hơn răng thật nhưng độ dẻo dai thì không bằng. nếu bệnh nhân sử dụng răng sứ để cắn với lực tác động quá mạnh sẽ khiến răng bị vỡ. Cách tốt nhất là khi ăn nhai bệnh nhân dùng răng sứ với lực cân bằng để tránh làm hư hại đến răng.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Bảng giá trồng răng sứ được quy định dựa vào đâu

Trồng răng sứ giúp bạn có một hàm răng hoàn thiện hơn, cả về mặt thẩm mỹ lẫn mặt chức năng. Đã rất nhiều người nhận ra tầm quan trọng của việc làm này nhưng lại e ngại về mặt chi phí. Thực ra để dưa ra được bảng giá trồng răng sứ các nha khoa răng sứ đã tính toán cẩn thận. Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ xem bảng giá ấy được xây dựng dựa trên những yếu tố nào, có như vậy bạn mới thực sự hiểu và tin tưởng về các dịch vụ làm răng.

Bảng giá trồng răng sứ được quy định dựa vào đâu (1)

Chi phí là yếu tố đầu tiên

Giá cả của bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, phải xét đến chi phí để có sản phẩm trước tiên. Với một nha khoa răng sứ, những khoản chi bỏ ra không nhỏ. Thứ nhất là khoản tài chính để thuê địa điểm. Những nha khoa ở thành phố lớn, ở đường lớn hay ở trung tâm thành phố mức giá sẽ cao hơn. Ngoài ra các nha khoa cũng phải bỏ tiền ra để đầu tư cho công nghệ cùng cơ sở vật chất kĩ thuật, khoản tiền này không hề nhỏ chút nào. Bên cạnh đó, mỗi tháng nha khoa phải bỏ tiền ra để chi cho đội ngũ y bác sỹ. Các nha sỹ càng giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn thì mức chi trả càng cao. Dựa vào mức chi phí này họ sẽ tính ra mức giá chung.

Mức lợi nhuận nha khoa muốn thu về

Bất kì hoạt động dịch vụ nào cũng phải tạo ra lợi nhuận thì người ta mới làm. Trên đời này không ai lại làm không công cho bạn cả. Dựa vào mức lợi nhuận mong muốn mà các nha khoa sẽ cộng với mức chi phí để đưa ra mức giá chung. Có khá nhiều nha khoa chất lượng kém có tình nâng mức giá cao nhằm tăng lợi nhuận cho mình và đánh lừa khách hàng tin rằng chất lượng dịch vụ tốt.

Bảng giá trồng răng sứ của các nha khoa răng sứ khác là yếu tố cần phải căn cứ

Bảng giá trồng răng sứ được quy định dựa vào đâu (2)

Để có thể thu hút được khách hàng thì các nha khoa cũng cần phải căn cứ vào bảng giá trồng răng sứ của các mức giá khác. Họ phải đặt mức giá ở mức vừa phải để không làm mất khách hàng, tránh bị các nha khoa khác thu hút hết khách.

Không phải các nha khoa răng sứ thích đặt giá bao nhiêu thì đặt. Để có thể đưa ra bảng giá trồng răng sứ họ phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố: chi phí phải chi trả, mức doanh thu mà mình mong muốn đạt được, sự cạnh tranh của các phòng khám nha khoa khác. Để điều tiết cả ba yếu tố này thông thường các nha khoa sẽ đặt ra mức giá hợp lý nhất. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đi trồng răng sứ.